Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm nổi bật Liên hệ Khuyến mãi|

Hotline

0868 525 535
0

Kinh nghiệm chọn mua máy ảnh cũ, ống kính cũ

 

 

 

KINH NGHIỆM CHỌN MUA MÁY ẢNH CŨ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

(Bài viết bởi photoking.vn)

 

 

 

Nếu bạn đang tìm mua cho mình 1 bộ máy ảnh/ ống kính cũ hay bạn đã tìm được và chuẩn bị lên đường tới nơi bán máy ảnh, bạn phân vân không biết mình cần kiểm tra những gì ? kiểm tra thế nào là đúng, là đủ, là không thừa, không thiếu. Bài viết này PhotoKing.vn sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật những lưu ý để kiểm tra máy ảnh, ống kính cũ. Nào.. hãy cùng tìm hiểu để chọn mua máy ảnh, ống kính cũ nhé

 

 

A. CÁC BƯỚC KIỂM TRA, CHỌN MUA MÁY ẢNH CŨ

Bước 1: Hình thức bên ngoài

  • Cảm nhận ban đầu khi cầm trên tay sản phẩm. Sản phẩm cũ xấu thì giá sẽ rẻ hơn sản phẩm đẹp hay đẹp như mới, điều này thì ai cũng hiểu. Vậy bạn hãy ước chừng xem độ mới của sản phẩm so với giá của sản phẩm đang bán có hợp lý không ? Đừng khắt khe quá, nếu thấy cũng được là ok rồi bạn (lưu ý giá sản phẩm ngoài tương ứng với độ mới cũ ra còn liên quan tới phụ kiện đang đi kèm sản phẩm, thời gian bảo hành của sản phẩm đó).
  • Với sản phẩm quá cũ tốt nhất bạn không nên mua để hạn chế rủi ro hoặc bạn có thể mua khi giá sản phẩm rất rẻ so với giá thị trường chung của sp (lưu ý ưu tiên mua cũ đen bóng, mờ chữ hơn là mua cũ trầy, nứt). 
  • Kiểm tra các con vít trên máy xem còn đẹp không, lưu ý không nhầm lẫn giữa vít bị mốc trắng và vít đã mở (vít mốc trắng thì mầu trắng đục không sao cả, vít đã mở là màu trắng ánh kim loại). Nếu máy đã mở, không phải mọi thứ đã hết, bạn có thể hỏi người bán xem máy mở vì lý do gì để quyết định (có thể yêu cầu tăng thêm bảo hành trách nhiệm 3-5 ngày thành 1 tháng để yên tâm hơn).

 

Bước 2: Nút bấm, autofocus, flash

Hãy hỏi người bán trước khi đến mua xem có sẵn lens để test body không, nếu không bạn hãy mang theo 1 chiếc lens đảm bảo tốt để test body cần mua

  • Autofocus: Lắp lens vào body và chụp thử. Hãy xem vấn đề lấy nét tự động autofocus của máy có ok không, ảnh chụp có nét không (một số máy bị lỗi lệch cảm biến, chụp kiểu gì cũng không nét).
  • Flash: Bật flash của máy lên (nếu có) và kiểm tra flash máy có hoạt động không (lưu ý chọn chế độ bắt buộc nổ flash trên máy để kiểm tra).
  • Nút bấm: Kiểm tra toàn bộ các nút bấm, nút xoay hay phím joy stick (nếu có) trên máy xem có hoạt động tốt không.

 

Bước 3: Cảm biến Sensor, Màn hình LCD, Main nguồn

Với máy ảnh, quan trọng nhất là gì ? Đó là main nguồn, cảm biến sensor và màn hình LCD, vậy nên đừng quên kiểm tra 3 yếu tố này các bạn nhé

  1. Main nguồn: Máy bật nguồn ổn định, không tự dưng tắt giữa chừng hay báo lỗi Err trong khi kiểm tra, khi chụp.
  2. Màn hình LCD: Màn hình sáng đều, không có kẻ sọc hay bị tối mờ 4 góc (kẻ sọc là màn lỗi vẫn dùng được nhưng sợi kẻ càng ngày sẽ càng nhiều lan dần khắp màn sau 1 thời gian ngắn, mờ 4 góc là do màn cũ quá mà sinh ra).
  3. Cảm biến Sensor: Máy cũ chắc chắn sẽ có hot pixel (chấm đỏ) và đôi khi có luôn deal pixel (chấm trắng) đó là chuyện bình thường. Hot pixel chắc chắn sẽ có, điểm không quá nhiều là được - Dead pixel cũng có thể có, không to hay nhiều quá 3 điểm là được.

 

Cách kiểm tra: Bạn tháo lens ra, đậy nắp body lại, chỉnh hết các chế độ về M, chỉnh ISO khoảng 400, chỉnh tốc ở 10s (mục đích là làm nóng sensor để hiện hot pixel). Bạn bịt tay vào kính ngắm viewfinder ngăn không cho ánh sáng lọt vào và chụp, sau khi chụp xong phóng to vừa phải lên để kiểm tra, sau đó phóng to hết mức lên kiểm tra để đánh giá số lượng cũng như kích thước các điểm hot pixel, dead pixel đang có (kiểm tra tốt nhất trên máy tính).

 

Lưu ý: Việc kiểm tra điểm hot pixel hay dead pixel có rất nhiều cách, còn tùy thuộc bạn phơi sáng bao lâu, iso để bao nhiêu và khi kiểm tra bạn phóng to lên tới chừng nào để xem. Nếu phơi sáng lâu ở ISO cao và khi kiểm tra còn phóng to hết mức thì không thể kiểm tra chuẩn được vì nói thật là máy mới tinh cũng có, hãy kiểm tra cho đúng, cho hợp lý và vừa phải để đánh giá chính xác tình trạng của sản phẩm, tránh mất thời gian chạy tìm mua 5, 10 máy mà chẳng ưng máy nào vì hiểu chưa đúng vấn đề, kiểm tra sai cách.

 

Bước 4: Kiểm tra số shots của máy

Có rất nhiều phần mềm khác nhau giúp ta có thể kiểm tra số shots của máy. Số shots của máy là số kiểu máy đã chụp, nó cũng quan trọng để ta có thể đánh giá phần nào độ mới cũ của máy nhưng không phải yếu tố quyết định vì nhiều máy chụp ít nhưng quay phim rất nhiều, cảm biến sensor đã già yếu mà số shots lại chẳng bao nhiêu hay máy số shots ít, quay phim ít luôn nhưng lại sứt chỗ này, mẻ chỗ kia, vít xấu, màn hình kẻ sọc thì số shots liệu có còn quan trọng ? Hãy kiểm tra để có cái nhìn khách quan tổng thể sản phẩm định mua, kiểm tra được sản phẩm đã được sử dụng nhiều hay ít, kết hợp với độ mới hiện tại của máy để có được đánh giá này.

 

Tư vấn một số phần mềm, web để test shots, test serial cho body, lens:

 

 

B. CÁC BƯỚC KIỂM TRA, CHỌN MUA ỐNG KÍNH CŨ

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

  • Tương tự như kiểm tra thân máy, bạn hay xem một lượt tất cả bên ngoài của ống kính để đánh giá độ mới cũ của lens.
  • Mở nắp ống kính và để nghiêng ở nơi có ánh sáng để kiểm tra kính trước và sau có bị vết xước nào không, xước to hay nhỏ (nhỏ zăm bé xíu chấp nhận được).
  • Bật đèn pin điện thoại và chiếu vào lens để nhìn rõ hơn, kiểm tra các thấu kính ở cả đầu - giữa - đuôi xem có bị mốc, xước, loang không. Những hạt nhỏ li ti có thể là bụi, cát nhỏ chui vào trong quá trình sử dụng, những đám mù trắng đục là nguyên nhân của hơi nước đọng lại, những tia vằn vện như tia sét là "rễ tre" và những đám bông bông nhỏ mầu trắng là nấm mốc (lưu ý một số ống kính có hạt nhỏ li ti khi bạn chiếu ngược đèn pin và thấy có thể không phải do bụi hay cát bay vào mà do chất lượng bột thủy tinh tạo nên thấu kính kém).

 

Bước 2: Kiểm tra hoạt động của ống kính

  • Quan trọng nhất là khả năng lấy nét tự động autofocus, kiểm tra xem ống kính có bắt nét chuẩn đối tượng chụp không. Nếu là lens zoom, bạn hãy vặn 3-5 tiệu cự khác nhau của lens từ rộng nhất tới xa nhất để kiểm tra độ nét ở tất cả các khoảng tiêu cự.
  • Một số lens có chống rung Image Stabilization, hãy bật tắt nút này trên lens để xem hệ thống chống rung có hoạt động không (mẹo là zoom xa nhất, ngắm vào viewfinder hay màn hình rồi bật và tắt chống rung để xem khi bật chống rung hình ảnh hiển thị có ổn định ít lắc lư, xê dịch đi hay không).
  • Một số ống kính có vòng khẩu độ nằm trên ống kính, hãy xoay vòng khẩu từng nấc 1 để kiểm tra có nấc nào bị lỗi không.
  • Kiểm tra độ chính xác của autofocus không cần bảng Focus-chart cầu kì mà đơn giản chỉ bằng 1 chiếc thước kẻ (hoặc 1 tờ giấy in sẵn vạch) như hình bên dưới.

Tờ giấy kẻ vạch đơn giản để test nhanh autofocus của lens

 

Bạn hãy thiết lập ống kính ở độ mở lớn nhất (khẩu độ lớn nhất), đặt thước kẻ (tờ giấy) nghiêng 1 góc 45 độ so với hướng ngắm của ống kính (máy ảnh đặt nằm ngang 180 độ) và chụp test 03 kiểu (lưu ý test 3 kiểu không phải chụp liên tiếp 3 kiểu cùng lúc không thay đổi gì mà test 3 kiểu với mỗi kiểu chụp xong, bạn cần lấy nét ra chỗ khác sau đó lại lấy nét vào thước kẻ để chụp kiểu thứ 2).

Thước kẻ (tờ giấy) đặt nằm nghiêng 1 góc 45 độ so với hướng ống kính

 

Nếu bạn lấy nét vào vạch 0, vị trí nét thực tế bị xê dịch chút ít (-0.2 hay +0.2) thì đó không phải là vấn đề lớn, thực tế chúng ta có thể chấp nhận sai số này hoặc bạn có thể tự căn chỉnh lại khoảng sai nét này trên thân máy ( Auto AF Fine Tune trên Nikon hay AF Microadjustment trên Canon). 

 

Lưu ý: 

  • Những ống kính có khẩu độ lớn hơn f/1.4 và của hãng thứ 3 như Sigma, Tamron, Tokina,.. thường có khả năng sai nét back-focus, front-focus nhiều hơn ống Canon,Nikon. Đây là những dòng lens khi mua cần test cẩn thận và cũng không nên quá khắt khe khi test focus, chuẩn 9/10 là ok rồi bạn nhé.
  • Những ống kính khẩu độ không quá lớn như f/1.8 hầu như không sai focus, nếu có cũng sai rất ít không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều tới ảnh nên không cần test kĩ focus những lens này.
  • Hãy test focus lens ở tốc độ đủ lớn để có thể loại bỏ khả năng mờ do rung tay (trên 1/60s nếu bạn cầm tay).
  • Khi test lens, kiểu đúng nét, kiểu sai nét thì đa phần là lens nét chuẩn (bởi xét ngược lại, nếu lens nét không chuẩn thì làm sao bạn chụp được 1 kiểu đúng nét ?).

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

Ở trên mình đã cố gắng trình bày chi tiết rõ ràng nhất theo từng bước, các bạn chỉ cần thực hiện theo từng bước mình đã nêu ra là có thể yên tâm chọn mua máy ảnh, ống kính cũ. Có 1 mẹo hay, nên rủ theo người rành về máy ảnh đi mua cùng sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong việc kiểm tra, chọn mua thậm chí còn hơn những chia sẻ của mình bên trên. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ tới PhotoKing để mình hỗ trợ bạn. Chúc bạn sẽ luôn mua được những bộ máy ảnh tốt, ưng ý với giá tốt nhất !

 

 

Bài được viết bởi photoking.vn

 

P/S: Chia sẻ cùng các bạn hình ảnh thước đo, ảnh đã crop theo tỉ lệ cỡ A4, A5

---------------------------------------

Một số kiến thức, bài viết hay khác của PhotoKing:

Tất tần tật những lưu ý khi chọn mua Máy ảnh số

Tìm hiểu về chức Năng Shift trên Ống Kính Tilt-Shift

"Hại não" với bộ ảnh đường phố trừu tượng của nhiếp ảnh gia Pau Buscato

Danh mục sản phẩm

Tìm kiếm sản phẩm

Khoảng giá

Triệu - Triệu

Thương hiệu

Độ phân giải

Khuyến mãi Tết 2019 dành cho ống kính 7artisans

(Combo D07) Chân Benro T660 + Pin Rav W126S + Toshiba 32Gb 100Mb/s

(Combo D12) Chân Benro T660 + Pin Rav FW50 + Toshiba 32Gb 100Mb/s

(Combo D09) Bộ vệ sinh máy ảnh + 50 vỉ giấy lau lens Carl Zeiss

(Combo D03) 03 hộp giấy 20 tấm Instax Mini Film

Kết nối với chúng tôi

0868 525 535

© Copyright 2016 Công ty cổ phần Vua Ảnh - photoking.vn All rights reserved

BSM